Lịch sử của đồng hồ quân đội Nhật Bản.

Câu chuyện về lịch sử phát triển của đồng hồ quân đội Nhật Bản. 

Quân Anh kinh hoàng trước các phi công cảm tử Thần Phong của Nhật Bản |  VOV.VN

 

- Nhật Bản - Đất nước Mặt trời mọc luôn được nhắc đến khi nói về các cuộc chiếc tranh lịch sử, ngoài lịch sử chinh chiến lâu dài và tinh thần bất khuất của quân đội Nhật, có một khía cạnh cũng đáng được quan tâm : sự nổi lên của công ty đồng hồ lớn nhất Nhật bản - Seiko , và vai trò nổi bật của nó trong lịch sử đồng hồ quân sự Nhật Bản.

- Theo dòng lịch sử, hoạt động của các dây chuyền đồng hồ Nhật Bản được sản xuất cho thị trường nội địa Nhật cho quân đội theo các hợp đồng quân sự phần lớn đã chấm dứt vào năm 1945, vì một lý do đơn giản là Nhật Bản đã bị tước quyền duy trì lực lượng quân sự bằng văn bản đầu hàng trước quân đồng minh được ký vào năm đó. Mặc dù Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) vẫn được duy trì và kể từ đó đã trở thành một quân đội mạnh mẽ và và luôn thực hiện sứ mệnh gìn giữ hòa bình trong nước.


1.Lịch sử phát triển của đồng hồ Nhật ở thế kỉ 19

- Đồng hồ kiểu phương Tây hoạt động bằng các bộ phận cơ khí  ban đầu được giới thiệu đến Nhật Bản bởi các nhà truyền giáo Dòng Tên vào thế kỷ 16 hoặc các nhà truyền giáo Hà Lan vào thế kỷ 17. Vào thời điểm đó, Nhật Bản đang sử dụng hệ thống giờ hiện hành theo mặt trăng, chia ngày thành sáu đơn vị thời gian ban ngày và sáu đơn vị thời gian ban đêm và các đơn vị này thay đổi về độ dài theo độ dài của các mùa. Với chính sách đối ngoại biệt lập đã có từ năm 1641 vốn ngăn cản sự tiếp xúc với công nghệ phương Tây, cách tính thời gian của người Nhật vẫn không có gì cải tiến  trong khoảng hai thế kỷ. Mãi cho đến năm 1872, vài năm sau Minh Trị Duy tân, Nhật Bản mới áp dụng lịch phương Tây, dẫn đến việc thành lập ngành công nghiệp đồng hồ hiện đại.

 

Đồng hồ Nhật thời EDO (VIA LE MUSÉE PAUL DUPUY)

 


 

2. Lịch sử ra đời của Seiko - khởi đầu với tên Seikosha


- Năm 1881, một doanh nhân 21 tuổi tên là Kintaro Hattori thành lập một cửa hàng sửa chữa đồng hồ ở trung tâm Tokyo. Mười một năm sau, vào năm 1892, ông mở cơ sở sản xuất đồng hồ với tên gọi là Seikosha, ghép từ "seiko"  trong tiếng Nhật có nghĩa là “tinh tế”, “phút” hoặc “thành công” và "sha", nghĩa là “ngôi nhà”. Sau khi mở rộng kinh doanh đồng hồ và đồng hồ bỏ túi trong suốt những năm 1890, Hattori đã bắt tay vào việc tạo ra chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên của mình, ra mắt vào năm 1913 với tên gọi “Laurel”.

LAUREL DIAL (CREDIT: SEIKO)

- “Chiếc đồng hồ đeo cổ tay”  này có mặt số bằng sứ trắng, chữ số kiểu Breguet, có càng gắn dây , núm chỉnh giờ hình dạng củ hành và số “12” màu đỏ, vốn là các đặc điểm có thể nhìn thấy ở những chiếc đồng hồ bỏ túi , số 12 màu đỏ giúp người đeo nhanh chóng định hướng khi nhìn lướt qua mặt số. Laurel, có tất cả các đặc điểm nổi bật của một chiếc đồng hồ quân đội thời Thế chiến I ở châu Âu, và đây dường như là một thiết kế quân sự được chế tạo để giới thiệu với lực lượng quân đội Đế quốc Nhật Bản, và có lẽ chỉ dành cho các sĩ quan - nhưng hiện có rất ít thông tin chi tiết về lịch sử của chiếc đồng hồ này.

1923 Japan - Great Kanto Earthquake in Tokyo ] — Higashimachi-dori in  Yokohama, Kanagawa Prefecture. The tower is the Yokohama Kaiko Kinenkan.  Devastation caused in Yokohama by the Great Kanto Earthquake (

- Trận động đất lớn Kanto năm 1923 đã phá hủy các cơ sở của Seikosha. Sau khi xây dựng lại, công ty đã giới thiệu chiếc đồng hồ đeo tay đầu tiên có tên "Seiko" trên mặt số vào năm 1924, dòng chữ "seiko" sau này sẽ xuất hiện trên những chiếc đồng hồ quân sự chuyên dụng của công ty trong Chiến tranh thế giới thứ hai.


 

3. Đồng hồ quân đội Nhật trong Chiến tranh Thế giới II
 

- Đồng hồ quân đội được sản xuất để sử dụng cho quân đội Nhật Bản được sản xuất bởi Seikosha, vào năm 1938, công ty có khả năng sản xuất 1,2 triệu chiếc đồng hồ mỗi năm. Do quy mô và sức mạnh của mình, Seikosha dường như là nhà sản xuất đồng hồ Nhật Bản duy nhất có các hợp đồng quân sự  để sản xuất đồng hồ đeo tay trong chiến tranh, nhưng sự khan hiếm nguyên liệu, kim loại đã ảnh hưởng đến phần lớn hoạt động sản xuất của Seikosha do nguyên liệu phải ưu tiên chuyển sang các thiết bị trên tàu. cho máy bay, tàu thủy, v.v. . Không giống như người Đức, những người sử dụng đồng hồ quân đội chuyên dụng được sản xuất trong nước và cả đồng hồ quân đội Thụy Sĩ. Người Nhật bị cô lập ở Thái Bình Dương và do đó không thể dễ dàng được cung cấp hàng nhập khẩu cả về nguyên liệu lẫn đồng hồ nước ngoài.

- Chiếc đồng hồ quân đội Seiko đầu tiên của Nhật Bản có những nét tương tự như nguyên mẫu  A-11 - đồng hồ lính bộ binh của lực lượng Mỹ - là một chiếc đồng hồ nhỏ, với mặt số có các chữ số dạng viết tay và được đặt trong một bộ vỏ nhỏ ~ 30mm, thường được mạ chrome. Mẫu đồng hồ quân đội Nhật này được sản xuất 3 phiên bản  cho bộ binh, lực lượng hải quân và không quân.Những chiếc đồng hồ này có mặt số màu trắng với các chữ số Ả Rập màu đen được in to rõ . mặt trongin các vạch 24 giờ màu đỏ, kim giây phụ, tên Seiko và được phân lợi với logo “biểu tượng” cho từng lực lượng quân đội : ngôi sao cho lực lượng bộ binh, mỏ neo cho lực lượng hải quân và hoa anh đào cho lực lượng không quân. 

- Trong khi các mẫu của lực lượng bộ binh và hải quân có kim màu xanh lam, thì biến thể dành cho phi công có các kim được phết đầy chất phóng xạ để tăng cường khả năng hiển thị trong các hoạt động vào ban đêm. (Một biến thể khác đôi khi xuất hiện trên thị trường dân dụng có vẻ như có vỏ bằng thép không gỉ, nhưng đây có thể là phiên bản được chế tạo lại sau đó, vì thép không gỉ là vật liệu quan trọng trong chiến tranh có thể sẽ không được dành cho sản xuất đồng hồ đeo tay nói chung.)

Ba mẫu đồng hò quân đội Nhật của SEIKOSHA (CREDIT: SEIKOHOLICS)


4.Đồng hồ phi công Seiko Tensoku


- Có lẽ chiếc đồng hồ quân đội nổi tiếng nhất của Nhật Bản trong Thế chiến thứ 2 là Seikosha Tensoku, viết tắt của từ Tentai kansoku, có nghĩa là “quan sát thiên văn”. Được sản xuất lần đầu tiên vào khoảng năm 1940, Tensoku là mẫu đồng hồ không quân Nhật Bản được lấy ý tưởng từ đồng hồ B-Uhren nổi tiếng của Đức. B-Uhren là đồng hồ phi công được sản xuất cho Không quân Đức bởi năm nhà sản xuất Đức và Thụy Sĩ. Seikosha Tensoku có một bộ vỏ lớn 48,5mm, mạ niken,  mặt số màu đen với các chữ số Ả Rập màu trắng được phủ bằng Radium, viền ngoài mặt số có các vạch chia 60 phút với các dấu thăng màu đỏ và các chữ số Ả Rập ở mỗi mốc thời gian 5 phút, các cây kim màu trắng, được phủ radium , núm chỉnh giờ dạng củ hành có kích thước lớn và viền bezel dạng Coin Edge ( mép đồng xu) . Chiếc đồng hồ này được tạo ra với tiêu chí là dễ xem giờ , phải đảm bảo phi công có thể thao tác dễ dàng  (núm chỉnh giờ kích thước lớn cho phép phi công điều khiển đồng hồ bằng tay đeo găng), Tensoku dường như được sản xuất độc quyền bởi Seikosha với hai biến thể: một mẫu dùng bộ máy automatic lên cót tay 15 chân kính,  và một mẫu sau đó sử dụng bộ máy lên cót tay có 9 chân kính.

SEIKO TENSOKU (CREDIT: PHILIPS)

- Có một sự thật là rất có rất ít những chiếc đồng hồ Tensoku này còn sót lại sau chiến tranh do chúng được sử dụng bởi các phi công kamikaze trong các nhiệm vụ cảm tử của biệt đội Thần Phong Nhật Bản, nhưng những thông tin này cũng không được ghi chép đầy đủ. Tuy nhiên, có vẻ như những chiếc đồng hồ Seikosha Tensoku này đã thực sự được sử dụng bởi các phi công của chiếc Mitsubishi A6M Zero nổi tiếng, vốn là xương sống của lực lượng tấn công trên không của Nhật Bản tại khu vực Thái Bình Dương. Rất ít thông tin về số lượng đồng hồ Tensoku mà seiko đã sản xuất, và số lượng đồng hồ Seikosha Tensoku còn tồn tại sau chiến tranh là rất ít - Những số tiền cao ngất ngưởng được dành cho những chiếc đồng hồ này trong các cuộc đấu giá đã chứng minh cho sự khan hiếm của nó ở thời điểm hiện tại.

- Những bức ảnh chụp các đội bay Nhật Bản từ thời chiến tranh cho thấy nhiều phi công và hoa tiêu đeo những chiếc đồng hồ bỏ túi được treo trên dây quanh cổ của họ. Seikosha, công ty đã bắt đầu sản xuất đồng hồ bỏ túi và đồng hồ đo thời gian cho ngành đường sắt vào đầu thế kỷ 20, dường như đã sản xuất những chiếc đồng hồ bỏ túi quân sự này cùng lúc với những mẫu đồng hồ đeo tay quân đội. Cả hai phiên bản mặt số đen và trắng của những chiếc đồng hồ đeo trên cổ của phi công Nhật  đều được các nhà sưu tập biết đến và cả hai dường như đều có chung các đặc điểm: vỏ thép không gỉ ~ 52mm, máy lên cót tay 15 hoặc 17 chân kính, bộ đếm 30 phút ở góc 12h và  mặt đồng hồ phụ hiển thị giây ở vị trí 6 giờ và cọc giờ là các chữ số Ả Rập in size lớn (một số phiên bản có các vạch 24 giờ màu đỏ).

Các phi công Nhật Bản đeo đồng hồ bấm giờ quanh cổ (CREDIT: HULTON DEUTSCH/CORBIS VIA GETTY IMAGES)

- Một phiên bản khác của mẫu đồng hồ đeo cổ của phi công Nhật có các cọc giờ in to rõ bằng các con số dạng Breguet, có thể có sơn radium trên kim và các cọc giờ  để hỗ trợ bay đêm và điều hướng. Buồng lái của những chiếc chiến đấu cơ Mitsubishi Zero  có một phần cắt trên bảng điều khiển để đặt một trong những chiếc đồng hồ này và có thể là các phi công sẽ tháo đồng hồ ra và đeo trên cổ sau mỗi chuyến bay.


5. Lịch sử Đồng hồ quân đội Nhật sau Chiến tranh Thế giới II.


- Sau khi Nhật Bản đầu hàng vào tháng 8 năm 1945, người Mỹ đã chiếm đóng lục địa Nhật Bản và nắm quyền kiểm soát an ninh của nước này, ngăn cản nước này nuôi quân thường trực. Điều 9 của hiến pháp Nhật Bản năm 1947 cấm việc thành lập quân đội, và Nhật Bản đã trở thành một khu vực tiền phương cho các lực lượng Mỹ tham chiến tại Hàn Quốc trong những năm 1950. Mặc dù các lực lượng tự vệ được thành lập vào năm 1954 - theo thời gian đã trở thành quân đội hiện đại của Nhật Bản - việc buộc các lực lượng Nhật Bản phải làm nhiệm vụ trong nước hoặc gìn giữ hòa bình ở nước ngoài hoặc các nhiệm vụ nhân đạo cho đến những năm 1990 có nghĩa là có rất ít nhu cầu về các thiết bị chuyên dụng như đồng hồ đeo tay cho quân đội.

- Seiko, một lần nữa, đi đầu trong lĩnh vực sản xuất đồng hồ nội địa của Nhật Bản sau Thế chiến thứ hai, và mặc dù sản phẩm của họ được sử dụng bởi quân nhân Mỹ đặc biệt là trong Chiến tranh Việt Nam, nhưng vẫn chưa có nhiều tư liệu để làm rõ liệu quân đội Nhật ở thời kì này có tự phát triển  những chiếc đồng hồ này hay không. 

- Rất nhiều tài liệu  lịch sử của những chiếc đồng hồ quân sự được phát hành ở Châu Âu và Hoa Kỳ sau Chiến tranh cho thấy một số lượng lớn đồng hồ chỉ được cung cấp cho quân đội thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, đặc biệt: nhân viên của Đội đặc nhiệm dưới nước (UDT) của Mỹ phục vụ tại Việt Nam, hoặc các tiểu đoàn lính dù có khả năng hoạt động đặc biệt ở Ý, hoặc các phi công trực thăng của Đức Bundeswehr, v.v.

- Mặc dù nền kinh tế Nhật Bản phát triển vượt bậc trong những năm 1960, có thể hình dung rằng việc quân đội chỉ còn thực hiện các nhiệm vụ gìn giữ hòa bình trong nước có nghĩa là không cần thiết phải phát triển các loại đồng hồ dành riêng cho mục đích quân sự . Vào thời điểm JSDF đạt được tầm vóc hùng mạnh như ngày nay, thế giới đã bước vào “kỷ nguyên G-Shock” với những chiếc đồng hồ điện tử siêu bền và nhiều chức năng. Nhưng lịch sử hào hùng của những chiếc đồng hồ quân đội Nhật Bản vẫn luôn được người Nhật nhắc tới với niềm tự hào.